Home » » Những điều bạn nên biết về SEO Audit

Những điều bạn nên biết về SEO Audit

Bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn bằng cách khám sức khỏe tổng quát một cách thường xuyên (6 tháng/lần) vì có sức khỏe tốt bạn mới có thể làm việc tốt được, SEO Audit cũng vậy được xem như một quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát và cải thiện tình trạng hiện tại của Website một cách tối ưu nhất.

Để hiểu rõ SEO Audit, trước hết cần hiểu khái niệm Audit là gì?

Kiểm soát trang web nhờ Seo Audit
Seo Audit giúp SEO hoàn hảo hơn

Audit khi dịch sang tiếng anh trong tài chính nghĩa là kiểm toán, kiểm tra sổ sách, và có nghĩa mở rộng trong SEO là quá trình kiểm tra dữ liệu và báo cáo đánh giá những chỉ số trong một cách bài bản.
Để thực hiện quá trình này thường những người phải có trình độ chuyên môn đủ để có thể phân tích, nắm bắt, thẩm định những tiêu chí trên Website của bạn đã đạt hay chưa.

SEO Audit là gì?

1- Khái niệm chuẩn về SEO Audit

SEO Audit là kiểm định và đánh giá lại toàn bộ thông số theo cấu trúc của website, đảm bảo các yếu tố Onpage, Offpage, Link building,... đang chạy đúng với chiến lược SEO đề ra để tối ưu hóa với các công cụ tìm kiếm đồng thời cũng tối ưu trải nghiệm người dùng.  
Nắm vững những tiềm năng của website, sau đó lên kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn một cách tổng thể nhất giúp triển khai một dự án SEO thành công

2- Vì sao phải SEO Audit ?

Mọi công đoạn trong SEO thay đổi rất nhanh chóng có những thứ hôm nay đã làm tốt nhất cho trang web rồi  nhưng có thể những tháng sau không còn tốt nữa. Do vậy, để đảm bảo quá trình tối ưu hóa Website thân thiện với những yếu tố xếp hạng mới nhất thì việc SEO Audit thường xuyên giúp:
Dễ dàng đo lường đánh giá và thống kê hiệu quả của website mang lại, sau đó đưa ra những lỗi cần phải khắc phục.
Giúp bạn làm SEO theo trình tự chuyên nghiệp.
Sắp xếp công việc khoa học giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Checklist Audit - Các bước triển khai SEO Audit

Khi thực hiện SEO Audit cần kiểm tra các yếu tố:

CHECKLIST SEO ON-SITE

Tiêu đề là duy nhất cho mỗi trang?
Độ dài tiêu đề là từ 50 – 65 ký tự?
Thẻ mô tả có từ 150-160 ký tự?
Thẻ mô tả không được nhồi nhét từ khóa?
URL là thân thiện với SEO?
Tiêu đề H1 là đại diện cho thẻ title?
Sử dụng H2 và H3 cho các tiêu đề phụ
Các đoạn văn nhỏ và chữ đậm, in nghiêng
Có một logo cho website không?
Có một favicon?
Nội dung trên website mới mẻ?
Độ dài nội dung?
Nội dung được tối ưu hóa cho các đoạn trích nổi bật?
Liên kết nội bộ – Bạn có liên kết các trang khác với nhau không?
Liên kết nội bộ – Sử dụng anchor text (nó có khác nhau không?)
Đang cố gắng xếp hạng cho các từ khóa cạnh tranh cao?
Có thẻ ALT cho tất cả hình ảnh không?
Tên file hình ảnh có mang tính mô tả không?
Kích thước tệp hình ảnh được tối ưu hóa?
Nhận xét trên blog có thẻ ‘nofollow’?
Các liên kết ra bên ngoài có thẻ ‘nofollow’ (nếu không phải từ các trang web đáng tin cậy)?
Quảng cáo có thẻ ‘nofollow’?
Các trang trùng lặp hoặc thin content có đặt noindex?
Quá nhiều quảng cáo ở màn hình đầu tiên?
Đã kiểm tra việc sử dụng chuyển hướng 301 và 302 không hợp lệ?
Website có thực hiện thẻ rel = canonical để xác định nội dung gốc?
Website đã kiểm tra các liên kết bị hỏng?
Tốc độ trang: Thời gian trung bình để tải trang chủ?
Tốc độ trang: Thời gian trung bình để tải các trang khác?
Các trang quan trọng nhất được liên kết đến từ trang chủ?
Các trang quan trọng nhất được liên kết đến từ Sidebar?
Có một sitemap người dùng (html) trong menu chính không?
Có phần ‘bài đăng có liên quan’ bên dưới mỗi trang không?
Có trang Giới thiệu, Liên hệ và Chính sách bảo mật không?
Có trang 404 tùy chỉnh không?
Checklist On Site & Out Site
Tiến hành kiểm tra " Checklist"

KIỂM SOÁT WEBSITE

Website có được đăng kí với Google Search Console hay không?
Đã kiểm tra robots.txt?
Có một Sitemap XML hợp lệ không?
Website đã được đăng ký với Google Analytics chưa?

KIỂM TRA SOCIAL MEDIA

Nút chia sẻ social có ở các bài viết không?
Có trang doanh nghiệp trên Facebook không?
Có trang doanh nghiệp trên Google+ không?
Có trang doanh nghiệp trên Pinterest không?
Có tài khoản Twitter không?
Các tài khoản social có được tối ưu với SEO không?
Facebook Like box?
Google+ Thêm vào vòng kết nối?
Đăng ký bản tin và RSS?

CHECKLIST SEO OFFPAGE

Số lượng và loại liên kết?
Cơ hội để có được các liên kết mới?
Phân tích đối thủ cạnh tranh

QUẢNG BÁ WEBSITE

Website có phiên bản thân thiện với thiết bị di động không?
Website có được liệt kê trong Cửa hàng Chrome trực tuyến không?
Có ứng dụng Android gốc trong Google Play không?
Có ứng dụng amazon gốc trong Amazon Store không?
Website có kênh YouTube không?

Tóm lại, SEO Audit giúp bạn biết được những công việc cần thực hiện và triển khai trong một chiến lược SEO từ đó hoàn thiện một website được các bộ máy tìm kiếm đánh giá cao lúc này bạn sẽ nhận được một lượng truy cập và khách hàng tiềm năng khá cao đấy.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Khóa học email marketing

Khóa học email marketing

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.