Làm cách nào để SEO Fanpage đứng TOP tìm kiếm Facebook ?

Giờ đây Facebook không đơn thuần là một trang mạng xã hội kết nối mọi người lại với nhau mà nay đã xuất hiện nhiều tính năng mới và hiện đang rất phát triển đó là SEO Facebook với những thuật toán tìm kiếm được người dùng rất quan tâm. Những người kinh doanh, bán hàng trên Facebook  đang học cách SEO đó bằng cách tạo ra Fanpage cho chính những thương hiệu Mỹ phẩm, Thời trang hay những sản phẩm, dịch vụ mà họ kinh doanh. Và để đạt hiệu quả cao một trong những yếu tố quan trọng là làm cách nào để SEO Fanpage lên TOP tìm kiếm trên Facebook.

Vậy làm sao để đưa Fanpage lên TOP tìm kiếm Facebook ?

Tên Fanpage phải chứa từ khóa


Tên Fanpage phải có từ khóa để khách hàng có thể tìm thấy bạn khi khách hàng tìm kiếm trên Facebook, giúp xây dựng thương hiệu và dễ dàng tìm kiếm và theo dõi
Việc đưa từ khóa có lượng tìm kiếm cao vào tên Fanpage + Sự khác biệt của từ khóa, ngắn gọn thì giúp khách hàng nhớ và sẽ tìm tới bạn khi họ có nhu cầu.

Mô tả Fanpage

Những Fanpage có mô tả đầy đủ có liên hệ và liên kết với trang web cũng sẽ nổi bật hơn.
Facebook sẽ quét phần mô tả Fanpage của bạn, phần này bao gồm:

Địa chỉ, thành phố, khu vực địa phương,…
Giới thiệu thông tin Fanpage: nếu ở đây có cả từ khóa mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm thì sẽ giúp được Fanpage lên TOP
Trang web liên hệ (nếu có)

Thêm hình ảnh

Hình ảnh của sản phẩm, các khóa học hay dịch vụ phải thật rõ ràng liên quan đến các keyword, để thu hút người dùng click và tương tác với bài viết của bạn.

Seeding cho Fanpage

Seeding là một phần không thể thiếu khi thực hiện kế hoạch SEO Fanpage, sau khi post bài bạn nên hành động ngay làm seeing cho bài viết của bạn trên Fanpage để tăng tương tác: Lượt đánh giá, Check – in, Like, Share, Comment,..

URL có keyword

"Cái chính" của URL làm cho người dùng thấy bắt mắt hơn với trang Fanpage của bạn, nên việc đặt URL có từ khóa giống hoặc gần giống tên Sản phẩm cũng là một tiêu chí quan trọng.
Chú ý, để tạo URL cho Fanpage bạn phải có tối thiểu 25 like và chắc chắn rằng đường dẫn không trùng với tên của những Fanpage khác.

Bổ sung backlink

Cũng như SEO, facebook khuyến kích nội dung những bài viết có sự liên kết với website, blog, forum và nhiều mạng xã hội khác.

Các yếu tố khác

Fanpage lập càng lâu thì tỷ lệ lên TOP càng cao
Update nội dung thường xuyên và làm mới Fanpage
Bạn chú ý hơn về nội dung, vì Facebook kiểm soát rất nghiêm ngặt “bản quyền” nội dung. Nghĩa là một bài viết có nội dung lặp lại sẽ không đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó bạn cần đưa ra những chính sách như:
Khuyến mãi, giá cả,
Phương thức giao nhận – thanh toán,
Cam kết – chính sách bảo hành bảo đảm
Thông tin liên hệ

Trong thời kỳ thương mại điện tử ngày càng nhiều người tìm kiếm thông tin, SEO Fanpage lên Top sẽ vô cùng hữu ích với những doanh nghiệp, những cá nhân kinh doanh online. Bây giờ là thời khác của chính bạn, hãy áp dụng SEO Fanpage cho ý tưởng kinh doanh của bạn để thấy sự khác biệt.

Chúc bạn thành công !



Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa theo quy trình chuẩn SEO

Từ khóa là gì ?

Từ khóa là từ/cụm từ xác định một chủ đề, lĩnh vực nào đó, thông thường từ khóa hiện nay là một câu hỏi với mong muốn tìm lời giải đáp cho vấn đề gì đó trên Google, hay tìm kiếm thông tin nào đó về một vấn đề, sản phẩm, dịch vụ mới,…Và dựa vào thói quen người dùng sẽ tìm kiếm từ khóa.

Nghiên cứu từ khóa 

Là một công việc được tiến hành đầu tiên trong một dự án SEO. Yếu tố của việc nghiên cứu từ khóa cần rất nhiều thông tin về sản phẩm cũng như kiến thức về SEO, là bàn đạp đẩy mạnh dự án SEO theo hướng chính xác và dễ dàng.

Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa ?


Trong mỗi dự án SEO, ngay từ lúc bắt tay vào công việc đâu tiên tiến hành là nghiên cứu từ khóa. Không những thế, chúng ta còn phải thực hiện công việc này thường xuyên trong suốt một dự án. Tất cả được chúng tôi giải thích qua những câu trả lời sau:
  • Giúp không SEO những từ khóa vô nghĩa.
  • Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ hỗ trợ xây dựng cấu trúc website.
  • Nắm bắt được điều khách hàng đang quan tâm, nhu cầu, mong muốn của họ.
  • Đánh giá độ chuyển đổi của từ khóa từ đó quyết định được nên đầu tư vào từ khóa nào để đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Tăn lượng traffic truy cập vào website, tăng số lượng khách hàng tiềm năng có chuyển đổi cao.
  • Xây dựng và phát triển nội dung của website một cách dễ dàng hơn.

 Các loại từ khóa

Từ khóa thương hiệu - Brand Name Keyword hoặc Navigational (điều hướng)
Từ khóa thương hiệu là từ khóa miêu tả những sản phẩm của các cá nhân, đơn vị hoặc doanh nghiệp của bạn. Khi người dùng tìm kiếm những từ khóa này là họ đã biết về công ty, thương hiệu, sản phẩm của bạn và học muốn tìm để vào website/blog.
Từ khóa thương hiệu giúp cho thương hiệu của sản phẩm được lan truyền rộng rãi và mang lại danh tiếng cho những chủ sở hữu trên các công cụ tìm kiếm.

Từ khóa thông tin - Informational Keyword
Dùng từ khóa này người dùng có thể tìm hiểu thông tin, hỗ trợ thêm kiến thức về sản phẩm dịch vụ  mà người dùng mong muốn

Từ khóa thương mại - Buyer Keyword
Những từ khóa này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích tạo ra giao dịch và chuyển đổi thành doanh thu, người dùng tìm kiếm các từ khóa này là khi đã tìm hiểu rất kỹ về thông tin và đang có ý định mua, để sở hữu sản phẩm dịch vụ đó.

Quy trình nghiên cứu từ khóa


Bước 1: Xác định chính xác mục tiêu SEO

Không chỉ thiết lập một trang web mạnh và tăng thứ hạng của trang web, bên cạnh giá trị về chất lượng những lợi ích về số lượng mà SEO mang lại là:
- Giúp tăng lượng truy cập website qua các từ khóa
- Gia tăng nhận biết của các khách hàng
- Nhận biết khách hàng tiềm năng
- Cuối cùng, đạt được mục tiêu marketing

Bước 2: Xác định từ khóa mục tiêu

Đặt câu hỏi khi thực hiện phân tích từ khóa:
       •Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì?
       •Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
       •Khách hàng sẽ tìm kiếm gì nếu cần giải pháp, sản phẩm của bạn?
       •Khách hàng sẽ có những suy nghĩ, thắc mắc gì về sản phẩm của bạn?
       •Họ sẽ tìm kiếm qua những từ khóa nào cho sản phẩm, dịch vụ của bạn?

 3 bước phân tích từ khóa với Keyword Planner:

     B1: Chọn những từ khóa tiềm năng, những từ khóa liên quan tới nội dung /chủ đề của bạn
     B2: Phân tích qua công cụ Keyword Planner sẽ cho biết số lượng tìm kiếm/tháng của mỗi từ khóa, danh sách những từ khóa gợi ý, lựa chọn từ khóa phù hợp cho nôi dung.
     B3: Lựa chọn những từ khóa dựa trên gợi ý và kinh nghiệm của bạn

Bước 3: Tìm đối thủ tương ứng

Sau khi xác đinh đối thủ cạnh tranh, vào website họ và bắt đầu phân tích. Xem họ thiết kế website như thế nào, chất lượng nội dung có gì hấp dẫn lôi cuốn khách hàng, cách học sử dung URL,v…v… Các bước cơ bản này giúp bạn định hình được những công việc để định hướng đi đến xây dựng website chuyên nghiệp hơn.

Cách xác định:
Sử dụng bộ từ khóa ở bước trên Google Search, chúng ta sẽ tìm được danh sách đối thủ. Nghiên cứu nội dung trên website đối thủ
Bạn cũng có thể kiểm tra mật độ từ khóa, tiến hành kiểm tra các vị trí  từ khóa trong Title, Meta Keyword của họ, kiểm tra các Anchortext
Bên cạnh đó bạn có thể dùng thêm các công cụ Tool alexa, Ahrefs.

Bước 4: Phân tích mức độ cạnh tranh và tính hiệu quả của từ khóa

Chỉ số KEI (Keyword Efficiency Index): được đưa ra để đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ cạnh tranh và độ khó của từ khóa. Rất nhiều SEOer sử dụng chỉ số này để đánh giá từ khóa và đưa ra bảng báo giá khi SEO.

Công thức: KEI =SV2/C
Trong đó
KEI (Key Effeciency Index) – Chỉ số hiệu quả của từ khóa
SV2 (Search Volume)
C (Competion) – Số lượng wensite cạnh tranh có chứa từ khóa
Sử dụng công cụ đánh giá đối thủ:

Google Keyword Planer: dựa vài các chỉ số tìm kiếm hàng tháng và cần nghiên cứu kĩ chỉ số cạnh tranh “Thấp”, “Trung bình” hoặc “Cao”.
100 -> 1000: Độ khó bình thường
1000 -> 10.000: Độ khó tương đối
10.000 -> 100.000: Mức độ khó khá cao

Keyword Difficulty Tool: sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa bạn nhập, kết quả sẽ bao gồm những thông tin dưới đây:\
- Số lượng tìm kiếm
- Số lượng tìm kiếm trên từng khu vực
- Phần trăm mức độ cạnh tranh của các từ khóa
- Bạn sẽ biết được 10 website đang đứng top với từ khóa đó
- Xác định số điểm Google dành cho uy tín domain, chất lượng trang web
- Bạn sẽ còn biết được hệ thống backlink của những website này, có bao nhiêu link liên kết đang được trỏ về website có từ khóa đó

Market Sumurai: giúp liệt kê 10 vị trí đầu của đối thủ kèm các thông tin kỹ thuật trong SEO như DA, PA,… giúp chúng ta biết được để SEO 1 từ khóa nào đó chúng ta cần bao nhiêu thời gian, cần thực hiện công việc gì để qua mặt được đối thủ

4 điều quan trọng nhất cho thấy tính hiệu quả của từ khóa:
- Có lượng tìm kiếm cao
- Có khả năng thương mại
- Ổn định và có xu hướng tăng trưởng
- Có mức cạnh tranh thấp

Bước 5: Quyết định từ khóa cho SEO



Lên danh sách từ khóa

Đưa ra được danh sách các từ khóa liên quan đến chủ đề để áp dụng phân bổ từ khóa vào trong trang web, bước này các bạn nên tiếp cận và SEO những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp hoặc tương đối, có thể chọn những từ khóa dài, vừa SEO nhanh, mức độ cạnh tranh thấp, và hiện nay xu hướng tìm kiếm của người dùng là tìm kiếm các từ khóa dài hơn. Lượng tìm kiếm từ khóa ngắn không cao, mức độ cạnh tranh và độ khó lớn, khiến SEO không hiệu quả.

Đưa ra chiến lược chọn từ khóa

- Lựa chọn và thực hiện SEO tất cả các từ khóa đuôi ngắn, mức trung và đuôi dài và tổ chức theo Hub-Content
Thời gian đầu Tập trung vào từ khóa đuôi dài dễ SEO và lên TOP hơn
- Những từ khóa duôi dài sẽ Pass Value cho trang từ khóa mức trung (medium volume keyword) và từ mức trung sẽ đẩy cho Populare keyword

Tổ chức cấu trúc từ khóa theo Hub – Content
KHÓ Từ khóa phổ biến(POPULAR Keyword): Đặt ở mức danh mục/hoặc chủ đề lớn
TRUNG- cạnh tranh trung bình(Medium Keyword): Đặt mức chủ đề/hoặc bài viết
DỄ (Longtail Keyword): 

Đặt mức bài viết.
Mức 1: Đặt từ khóa phổ biến / độ khó cao – Tử Vi
Mức 2: Đặt từ khóa mức trung – Tử vi tuổi Tý, Tử vi tuổi Sửu ,…
Mức 3: Đặt từ khóa đuôi dài – Tử vi 12 con giáp ngày dd/mm/yyyy


Tổng kết, nghiên cứu từ khóa là một qua trình kỳ công đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nỗ lực thực hiện. Cũng như mục tiêu làm SEO của bạn là phát triển website lên TOP thì việc nghiên cứu từ khóa là việc mà bạn không thể bỏ qua, vì công đoạn này quyết định sự thành công định hướng cho Bussiness của bạn và giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn với trang web.

Chúc bạn thành công!

HỌC VIỆN MOA - HỌC ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC

Các bài viết hay về SEO Website và mở kiến thức Marketing Online tại đây:
>> Quy trình làm SEO cơ bản

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ
Hotline : 0913.881.343
Website : https://moavietnam.com/


Cách hút hồn đọc giả qua những tuyệt phẩm Content

Content được dịch sang tiếng việt là Nội dung. Có thể là nội dung cho 1 bài post bán hàng, nội dung cho 1 bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nội dung cho một chương trình offline, nội dung của 1 website,... Tóm lại là, cái từ “nội dung” có thể được ghép với bất kỳ đâu trong tầm suy nghĩ của các bạn (gần như thế). Và thời buổi này, thật khó để người ta không nhắc đến 2 từ Content, vì nó gần như là giá trị cốt lõi trong mọi vấn đề, mọi lĩnh vực, mọi phương thức. Nếu bạn có một sản phẩm hay đến mấy, mà Content bạn làm để giới thiệu sản phẩm đó không được tốt, thì khả năng rất cao là chả ai mua hàng của bạn.

Việc làm Content tốt sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, nhiều người quan tâm đến bạn hơn (đó là những công chúng mục tiêu), chương trình của bạn chuyên nghiệp và tuyệt vời hơn, hay thậm chí là các kỹ năng sống của bạn cũng tăng lên rõ rệt. Bạn viết nhiều, khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn sẽ tốt dần lên, vốn từ của bạn sẽ tăng lên, và những vốn từ và cách sử dụng ngôn ngữ đó sẽ giúp bạn có khả năng nói, giao tiếp tốt hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, nhiều cơ hội hơn…

Làm sao để có được tuyệt phẩm hút hồn người đọc ?

Trước tiên là hãy xác định nội dung các bạn làm, tiếp đến là những thông tin nào mọi người tìm kiếm và mang lại giá trị cho họ giải thích được những vấn đề họ đang và sẽ quan tâm. Những gì đọc giả thấy đã trở nên quen thuộc nhưng theo một cách mới sẽ khiến học cảm thấy bất ngờ và bị cuốn theo. 
Do đó bài viết của bạn cần gây chú ý cho người đọc ngay với :

1. Tiêu đề thu hút 

Nghệ thuật ngôn từ nên được dùng ngay Tiêu đề để đánh mạnh vào cảm xúc của người đọc. Khi tìm kiếm và nhìn thấy những tiêu đề không thu hút thường nếu có click vào cũng chẳng hấp dẫn được người đọc, họ cũng rời khỏi trang của bạn nhanh thôi.
Và việc tạo ra một tiêu đề nổi bật sẽ giúp bạn ‘‘mời gọi’’ được nhiều người đọc hơn, nhưng lưu ý chỉ 80% người đọc sẽ đọc ngay tiêu đề của bạn trong số đó có 20% đọc tiếp nội dung phía sau (Thống kê Copyblogger). Đó là lý do bạn nên trau chuốt cho Tiêu đề thật thu hút nhé !

2. Có cập nhật thông tin

Những thứ người đọc muốn xem là sự quan tâm của người viết đối với những ‘‘yêu sách’’ của người đọc
Một bài viết Content Marketing nên mang lại những nội dung có tính giải trí cao, có những thông điệp truyền tải mang tính sự kiện, thời sự được cập nhật, chính xác và có hệ thống sẽ rất hiệu quả. Giải đáp được những gì họ tìm kiếm và đang thắc mắc bằng những lời lẽ, nội dung thuyết phục thì đồng nghĩa với việc họ sẽ ở lại lâu trên trang web của bạn. 
Đa số mọi người thích tham khảo những gì áp dụng được vào cuộc sống và không có gì hữu ích hơn khi bài viết mang tới những kiến thức tuyệt vời cho người đọc và tạo ra sự thú vị, điều đó chứng tỏ bạn đã đem đến cho họ những thông tin họ cần 

3. Câu văn ngắn gọn

Đôi khi “dài dòng văn tự” cũng không phải cách hay, khiến người đọc mỏi mắt. vì vậy cũng nên học hỏi rút ngắn câu văn biến thành những đoạn văn ngắn, việc này sẽ làm bài văn của bạn rõ ý hơn nhấn mạnh những ý chính và tăng khả năng truyền đạt. Những đoạn văn ngắn làm người đọc không bị rối mắt dễ dàng “tiêu hóa” và việc tách đoạn văn bằng khoảng trắng như tạo “khoảng nghỉ”, như vậy nội dung sẽ không bị quá tải với họ.
Đừng cố đưa tất cả mọi thứ vào nội dung bất kể là bài Blog, Video hay Tài liệu tham khảo, bạn nên chú ý đến Video, tạo sự kết nối bằng Hình ảnh 

4. Kết hợp Video & Hình ảnh

Hình ảnh

Trong thế giới đa phương tiện này để truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng người viết content thường chuyển những dòng văn của mình sang hình ảnh bắt mắt, vì người đọc thường không đủ kiên nhẫn hoặc không đủ thời gian để hiểu bài viết nói gì.
Sử dụng hình ảnh chính là ‘‘chìa khóa vàng’’ thường được người xem chia sẻ trên các phương tiện truyền thông nhiều hơn, đó cũng là lí do gây kích thích người khác gây lan tỏa, k giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng mục tiêu, khiến Content Marketing đạt hiện quả cao xu hướng trong ngành được doanh nghiệp cần theo đuổi.

Video

Video trong Content Marketing là việc chuyển đổi thông tin thành âm thanh, ngôn ngữ và hình ảnh động một cách linh hoạt. nó giúp truyền tải lượng lớn thông tin, tiếp cận được nhiều người xem, đề cao hình ảnh của doanh nghiệp bạn, tương thích với tất cả thiết bị di động qua Internet,… Qua đó, dễ dàng thuyết phục người đọc bằng một bài viết hoàn hảo về nội dung mà chủ đề bạn hướng tới.

5. Bạn có thường xuyên dùng câu hỏi không ?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, câu hỏi sẽ giúp tăng số lượng click cao gấp đôi so với các bài viết thông thường và khiến người đọc thấy thuyết phục hơn
Vì câu hỏi phải khiến người đọc phải suy nghĩ về sau in sâu trong trí nhớ thay vì cứ trôi ý như  những câu đơn thuần. Và nếu người đọc có cùng quan điểm với câu hỏi đặt ra, thì xin chúc mừng, bài đăng của ban hoàn toàn thuyết phục.
Ví dụ : Dùng câu hỏi ‘‘Bạn nghĩ thế nào là Website ‘‘Chuẩn SEO’’ ?’’, sẽ có nhiều tương tác hơn cho bài viết 

6. Trò chuyện như một người bạn

Bạn bè thường đến với nhau từ những điểm chung – hãy tìm những điểm chung để gắn kết với đọc giả.
Bài viết hay là bài viết chạm tới cảm xúc của người đọc. Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh của họ, trò chuyện như những người bạn, bày tỏ suy nghĩ tình cảm hay nói cách khác là đồng điệu cùng họ thì content đó chắc chắn sẽ được đón nhận và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng người đọc.
Ví dụ : Chủ đề ngoại tình là một chủ đề hot trong cộng đồng Eva. Những câu chuyện liên quan đến chủ đề đó sẽ nhận được nhiều tương tác của các bà vợ.

7. Yếu tố kỳ vọng

Khi viết bài cần thu thập đầy đủ ý kiến và những kỳ vọng của người đọc ở những thông tin dịch vụ, các sản phẩm. tiếp tục tấn công vào những mong muốn và tạo cho đọc giả một niềm tin sẽ đạt được điều đó một cách dễ dàng bằng chất lượng sản phẩm của bạn. Những gì bấy lâu nay mong đợi bất chợt được khơi gợi trong bài viết hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai. Do đó đừng quên đưa yếu tố này vào trong bài viết của bạn nhé !

8. Kêu gọi hành động

Lời kêu gọi hành động (Call To Action) giúp chiến thắng được tâm lý nghi ngại của người đọc,  là yếu tố cuối cùng để bạn kêu gọi họ, thôi thúc họ hãy hành nhanh tay kẻo lỡ vì đây là cơ hội tốt sau khi đã tìm hiểu kỹ. Ví dụ như bạn muốn khách hàng mua hàng thì chúng ta có thể kêu gọi khách click vào xem sản phẩm dẫn đến khách sẽ chốt đơn hàng.
Điều này sẽ tạo được mối quan hệ khách hàng thân thiết, chỉ là khảu hiệu thôi nhưng nếu thành công bạn sẽ nhận được tương tác tốt: Like, Share, Comment,…

Có thể cần nhiều thời gian để đọc các bài viết chất lượng, hãy bắt đầu viết bạn sẽ viết tốt hơn khi thực sự áp dụng các cách trên. Việc chinh phục đọc giả bằng Content Marketing tuyệt hảo không phải dễ làm, nhưng mất thời gian không quan trọng, quan trọng là bạn dám thử với kế hoạch có đầu tư với mục đích làm người đọc bị thuyết phục họ sẽ chốt đơn mua hàng.


Những lưu ý giúp xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả

Thực tế cho thấy người ta thường bỏ qua việc xây dựng liên kết nội bộ nhưng có ai biết xây liên kết nội bộ là hoạt động tất yếu quyết định việc xếp hạng cho website. Liên kết nội bộ mang yếu tố kỹ thuật cơ bản nhất và quyết định sự thành công của chiến lược SEO.

I. Internal Link – Liên kết nội bộ

Xây dựng liên kết nội bộ là tạo liên kết một bài viết/trang đến một bài viết/trang khác nằm trong cùng 1 website với nhau nhằm tăng tính khả dụng của trang web và cung cấp nhiều nội dung đáp ứng nhu cầu người đọc. Dưới đây là những lưu ý giúp xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả.

II. Những lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ 

1. Nội dung chất lượng và nội dung chính

Sự khác nhau giữa nội dung “chất lượng” và “nội dung chính”:

Một nội dung chất lượng sẽ tạo thêm sức mạnh cho nội dung chính. Ví dụ như Blog đăng bài “8 Mẹo quản lý Facebook hiệu quả” , nội dung chính là “ chia sẻ cách quản lí Facebook sao cho hiệu quả ”, xây dựng thêm các bài khác như:

Những điều tuyệt đối không đưa lên Facebook
Bí quyết bán hàng thành công trên Facebook

Những bài viết này được đặt ở những vị trí hợp lý:

Ở ngay trên menu
Ngay đầu bài viết
Trong nội dung, vị trí có độ liên quan mà người đọc họ sẽ click liền tay
Ở dưới bài viết, ngay khi đọc xong
Ở mục có liên quan

2. Đa dạng hóa Anchor Text

Anchor Text là những dòng chữ chữa liên kết đến 1 bài viết, 1 trang trên website hoặc đến một website khác. Thông qua Anchor Text các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá các bài viết của bạn như thế nào?  Có đủ điều kiện để lên Top hay không?
Đọc thêm bài viết [Học SEO miển phí ở đâu]

Tổng hợp tất cả kiến thức SEO website [link trân]
Banner hình ảnh…

3. Trỏ link nội dung mang thông tin hữu ích

 Đối với những bài viết mang tính chuyên ngành cao, người đọc vẫ chưa hiểu rõ về câu hoặc từ ngữ, bạn có thể dẫn nguồn bằng “dòng chữ” có liên quan để sang một bài viết khác mà nở đó cung nội dung cụ thể hơn.

Khi người dùng click vào qua trang khác nhiều lần, chúc mừng bạn Google lúc này nhận được tín hiệu và mang về kết quả SEO tốt.

4. Xây dựng nội dung đầu website và dưới chân website

Liên kết đầu website

Thanh menu cơ bản nằm đầu website đều có link để trỏ về các mục chính hoặc một trang với nội dung nổi bật.

Đặt menu đầu trang sẽ làm nổi bật các chủ đề chính, bên cạnh khi người dùng quan tâm họ sẽ thường xuyên click để tìm kiếm thông tin, nhiều hơn với lượng đọc giả trung thành

Liên kết ở dưới website

Khi người đọc xem hết bài viết muốn tham khảo các kiến thức sâu hơn thì đây là vị trí nhà làm SEO lựa chọn để đặt liên kết, tuy nhiên không được đánh giá cao so với vị trí đầu trang.

Các nội dung thường được đặt dưới chân website:

Giới thiệu bạn hoặc doanh nghiệp
Menu phụ
Các chương trình đang diễn ra
Các dịch vụ chính mà bạn đang làm
Điều khoản chính sách của website

5. Sử dụng số lượng hợp lý

Bạn nên cân nhắc khi sử dụng Internal Link ở một mức độ hợp lý, tùy theo chiến lược SEO mà bạn đi link, đừng quá kỳ vọng đặt quá nhiều hay ngược lại quá ít. Chủ yếu là liên kết chất lượng được quan tâm được click càng nhiều càng tốt.

6. Cho hiển thị thanh điều hướng ( Breadcrum)

Thanh điều hướng (Breadcrum) là thanh cho phép người dùng biết thư mục mẹ của chuyên đề bài viết họ đang đọc và có khả năng họ sẽ nhấn vào tìm các bài viết cùng chuyên mục.

III. Lời kết

Xây dựng liên kết nội bộ khá quan trọng trong SEO, như bài viết đã chia sẻ bạn sẽ hiểu hơn về xây dựng liên kết nội bộ  bạn nên ghi nhớ những lưu ý trên để xây dựng liên kết nội bộ một cách hiểu quả và phát triển hơn về trang web của mình.

Kiến thức hỗ trợ:
Các bước và quy trình làm SEO
Seo làm công việc gì

HỌC VIỆN MOA - HỌC ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 0913.881.343
Website: https://moavietnam.com/

Facebook Insight từ A đến Z

Để chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả, bạn bắt buộc phải thành thạo công cụ Audience Insights. Tuy nhiên, công cụ này khá phức tạp và khó hiểu, đặc biệt đối với người mới bắt đầu tìm hiểu. Do đó, mình đã viết bài này nhằm giúp các bạn có thể nắm rõ hơn về Facebook Audience Insight.

hướng dẫn cách sử dụng


I. Facebook Audience Insight là gì?

Facebook Audience Insight là một công cụ miễn phí hỗ trợ bạn khai thác dữ liệu từ Facebook big data, tìm hiểu sâu hơn về số liệu, nhân khẩu học, hành vi sử dụng Facebook của 1 nhóm người nào đó.

“Nhóm người nào đó” ở đây là do bạn tạo & lọc ra. Nó chính là chân dung khách hàng mà bạn tưởng tượng ra kết hợp với các công cụ tìm kiếm, nghiên cứu khác để điền vào.

Ví dụ: Nữ 21-25, độc thân, đang sinh sống ở TPHCM, có sở thích về giày dép (Hoặc thích 1 fanpage nào đó có trong mục sở thích của Facebook đưa ra)

II. Hướng dẫn sử dụng Audience Insight

1. Truy cập Audience Insight

Cách 1: Gõ trực tiếp “Audience Insights” (Tiếng Anh) hoặc “Thông tin chi tiết về đối tượng” (Tiếng Việt) vào ô tìm kiếm trong giao diện tài khoản Business.



Cách 2: Tìm trong Trình quản lý doanh nghiệp.



Ở phần Kế hoạch, bạn chọn “Thông tin chi tiết về đối tượng” như hình mình đã khoanh đỏ

Cách 3: Bạn truy cập vào https://www.facebook.com/ads/audience-insights/ để truy cập trực tiếp vào Audience Insights.

2. Thông tin hiển thị 

a. Nhân khẩu học

Dữ liệu đầu tiên mà Facebook hiển thị cho các bạn là tình trạng nhân khẩu học của audience đang xét đến, bao gồm các thông tin về độ tuổi, giới tính, lối sống, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, nghề nghiệp.
- Tuổi và giới tính
- Tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn
- Chức danh nghề nghiệp

b. Page Like

Top Categories : Nếu bạn còn nhớ lúc mới sử dụng Facebook thì Facebook có hỏi bạn 1 số sở thích, bảng này sẽ thống kê các top đầu được thích nhiều nhất của lượng audience bạn đã chọn. Bạn có thể thấy những chủ đề được thích nhiều nhất đối với audience của mình được hiển thị như bảng dưới đây:



Page Likes: Dựa vào lượt thích các Fanpage của lượng audience đang xét đến, Audience insights sẽ hiển thị top đầu các trang có khả năng liên quan đến tệp đối tượng của bạn nhiều nhất.



3. Vị trí

Ở tab này bạn sẽ xem được trong lượng audience đang tìm hiểu của bạn thì dân số sẽ nằm ở thành phố nào nhiều nhất, quốc gia nào nhiều nhất và sử dụng ngôn ngữ gì nhiều nhất. Như audience của mình đang xét đến thì dân số từ Newyork và Los Angeles là nhiều nhất.



4. Hoạt động

- Frequency of Activities : Tần suất hoạt động – Dựa vào hoạt động của người dùng thì Facebook sẽ hiển thị số lượng like page trung bình của tất cả audience mà bạn đang nghiên cứu, số lượng bình luận, like bài viết, share bài viết, nhận khuyến mãi, nhấn vào quảng cáo trong 30 ngày gần nhất. Bạn có thể so sánh con số này với 1 lượng audience khác hoặc so sánh với mặt bằng chung của Facebook tùy vào mục đích sử dụng.

- Device Users : Thiết bị người dùng sử dụng : Bạn có thể xem qua audience của bạn phần lớn sử dụng thiết bị gì để online Facebook trong 30 ngày qua.

5. Thu nhập gia đình

- Lượng audience của bạn đang nghiên cứu có mức thu nhập trung bình bao nhiêu, nhà họ thuê hay là chủ sở hữu.
- Bạn sẽ biết được số lượng thành viên trong gia đình bao nhiêu là nhiều nhất và giá trị ngôi nhà của họ
- Biết được tỉ lệ phần trăm các phương thức thanh toán mà audience sử dụng. Những dữ liệu này có được nhờ vào khảo sát, hoạt động mua sẵm online, điều tra dân số,…của bên thứ ba.

6. Mua sắm

Với những thông kê của trang này bạn sẽ biết được audience bạn đang nghiên cứu có thói quen mua sắm nhiều không, thường mua sắm về lĩnh vực gì và 1 cột dành riêng cho thống kê mua sắm xe cộ.

Facebook Audience Insights cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về trang Facebook của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn sẽ sử dụng nguồn thông tin đó như thế nào để cải thiện và phát triển fanpage của mình. Facebook Audience Insights có thể là một trợ lý rất đắc lực nhưng công việc có suôn sẻ hay không vấn là nằm ở bản thân bạn. Chúc các bạn thành công!

Mời các bạn xem thêm chuyên đề về Facebook Marketing

Khóa học email marketing

Khóa học email marketing

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.