Home » » Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa theo quy trình chuẩn SEO

Hướng dẫn cách nghiên cứu từ khóa theo quy trình chuẩn SEO

Từ khóa là gì ?

Từ khóa là từ/cụm từ xác định một chủ đề, lĩnh vực nào đó, thông thường từ khóa hiện nay là một câu hỏi với mong muốn tìm lời giải đáp cho vấn đề gì đó trên Google, hay tìm kiếm thông tin nào đó về một vấn đề, sản phẩm, dịch vụ mới,…Và dựa vào thói quen người dùng sẽ tìm kiếm từ khóa.

Nghiên cứu từ khóa 

Là một công việc được tiến hành đầu tiên trong một dự án SEO. Yếu tố của việc nghiên cứu từ khóa cần rất nhiều thông tin về sản phẩm cũng như kiến thức về SEO, là bàn đạp đẩy mạnh dự án SEO theo hướng chính xác và dễ dàng.

Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa ?


Trong mỗi dự án SEO, ngay từ lúc bắt tay vào công việc đâu tiên tiến hành là nghiên cứu từ khóa. Không những thế, chúng ta còn phải thực hiện công việc này thường xuyên trong suốt một dự án. Tất cả được chúng tôi giải thích qua những câu trả lời sau:
  • Giúp không SEO những từ khóa vô nghĩa.
  • Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ hỗ trợ xây dựng cấu trúc website.
  • Nắm bắt được điều khách hàng đang quan tâm, nhu cầu, mong muốn của họ.
  • Đánh giá độ chuyển đổi của từ khóa từ đó quyết định được nên đầu tư vào từ khóa nào để đem lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
  • Tăn lượng traffic truy cập vào website, tăng số lượng khách hàng tiềm năng có chuyển đổi cao.
  • Xây dựng và phát triển nội dung của website một cách dễ dàng hơn.

 Các loại từ khóa

Từ khóa thương hiệu - Brand Name Keyword hoặc Navigational (điều hướng)
Từ khóa thương hiệu là từ khóa miêu tả những sản phẩm của các cá nhân, đơn vị hoặc doanh nghiệp của bạn. Khi người dùng tìm kiếm những từ khóa này là họ đã biết về công ty, thương hiệu, sản phẩm của bạn và học muốn tìm để vào website/blog.
Từ khóa thương hiệu giúp cho thương hiệu của sản phẩm được lan truyền rộng rãi và mang lại danh tiếng cho những chủ sở hữu trên các công cụ tìm kiếm.

Từ khóa thông tin - Informational Keyword
Dùng từ khóa này người dùng có thể tìm hiểu thông tin, hỗ trợ thêm kiến thức về sản phẩm dịch vụ  mà người dùng mong muốn

Từ khóa thương mại - Buyer Keyword
Những từ khóa này được sử dụng rất nhiều nhằm mục đích tạo ra giao dịch và chuyển đổi thành doanh thu, người dùng tìm kiếm các từ khóa này là khi đã tìm hiểu rất kỹ về thông tin và đang có ý định mua, để sở hữu sản phẩm dịch vụ đó.

Quy trình nghiên cứu từ khóa


Bước 1: Xác định chính xác mục tiêu SEO

Không chỉ thiết lập một trang web mạnh và tăng thứ hạng của trang web, bên cạnh giá trị về chất lượng những lợi ích về số lượng mà SEO mang lại là:
- Giúp tăng lượng truy cập website qua các từ khóa
- Gia tăng nhận biết của các khách hàng
- Nhận biết khách hàng tiềm năng
- Cuối cùng, đạt được mục tiêu marketing

Bước 2: Xác định từ khóa mục tiêu

Đặt câu hỏi khi thực hiện phân tích từ khóa:
       •Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì?
       •Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
       •Khách hàng sẽ tìm kiếm gì nếu cần giải pháp, sản phẩm của bạn?
       •Khách hàng sẽ có những suy nghĩ, thắc mắc gì về sản phẩm của bạn?
       •Họ sẽ tìm kiếm qua những từ khóa nào cho sản phẩm, dịch vụ của bạn?

 3 bước phân tích từ khóa với Keyword Planner:

     B1: Chọn những từ khóa tiềm năng, những từ khóa liên quan tới nội dung /chủ đề của bạn
     B2: Phân tích qua công cụ Keyword Planner sẽ cho biết số lượng tìm kiếm/tháng của mỗi từ khóa, danh sách những từ khóa gợi ý, lựa chọn từ khóa phù hợp cho nôi dung.
     B3: Lựa chọn những từ khóa dựa trên gợi ý và kinh nghiệm của bạn

Bước 3: Tìm đối thủ tương ứng

Sau khi xác đinh đối thủ cạnh tranh, vào website họ và bắt đầu phân tích. Xem họ thiết kế website như thế nào, chất lượng nội dung có gì hấp dẫn lôi cuốn khách hàng, cách học sử dung URL,v…v… Các bước cơ bản này giúp bạn định hình được những công việc để định hướng đi đến xây dựng website chuyên nghiệp hơn.

Cách xác định:
Sử dụng bộ từ khóa ở bước trên Google Search, chúng ta sẽ tìm được danh sách đối thủ. Nghiên cứu nội dung trên website đối thủ
Bạn cũng có thể kiểm tra mật độ từ khóa, tiến hành kiểm tra các vị trí  từ khóa trong Title, Meta Keyword của họ, kiểm tra các Anchortext
Bên cạnh đó bạn có thể dùng thêm các công cụ Tool alexa, Ahrefs.

Bước 4: Phân tích mức độ cạnh tranh và tính hiệu quả của từ khóa

Chỉ số KEI (Keyword Efficiency Index): được đưa ra để đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ cạnh tranh và độ khó của từ khóa. Rất nhiều SEOer sử dụng chỉ số này để đánh giá từ khóa và đưa ra bảng báo giá khi SEO.

Công thức: KEI =SV2/C
Trong đó
KEI (Key Effeciency Index) – Chỉ số hiệu quả của từ khóa
SV2 (Search Volume)
C (Competion) – Số lượng wensite cạnh tranh có chứa từ khóa
Sử dụng công cụ đánh giá đối thủ:

Google Keyword Planer: dựa vài các chỉ số tìm kiếm hàng tháng và cần nghiên cứu kĩ chỉ số cạnh tranh “Thấp”, “Trung bình” hoặc “Cao”.
100 -> 1000: Độ khó bình thường
1000 -> 10.000: Độ khó tương đối
10.000 -> 100.000: Mức độ khó khá cao

Keyword Difficulty Tool: sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa bạn nhập, kết quả sẽ bao gồm những thông tin dưới đây:\
- Số lượng tìm kiếm
- Số lượng tìm kiếm trên từng khu vực
- Phần trăm mức độ cạnh tranh của các từ khóa
- Bạn sẽ biết được 10 website đang đứng top với từ khóa đó
- Xác định số điểm Google dành cho uy tín domain, chất lượng trang web
- Bạn sẽ còn biết được hệ thống backlink của những website này, có bao nhiêu link liên kết đang được trỏ về website có từ khóa đó

Market Sumurai: giúp liệt kê 10 vị trí đầu của đối thủ kèm các thông tin kỹ thuật trong SEO như DA, PA,… giúp chúng ta biết được để SEO 1 từ khóa nào đó chúng ta cần bao nhiêu thời gian, cần thực hiện công việc gì để qua mặt được đối thủ

4 điều quan trọng nhất cho thấy tính hiệu quả của từ khóa:
- Có lượng tìm kiếm cao
- Có khả năng thương mại
- Ổn định và có xu hướng tăng trưởng
- Có mức cạnh tranh thấp

Bước 5: Quyết định từ khóa cho SEO



Lên danh sách từ khóa

Đưa ra được danh sách các từ khóa liên quan đến chủ đề để áp dụng phân bổ từ khóa vào trong trang web, bước này các bạn nên tiếp cận và SEO những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp hoặc tương đối, có thể chọn những từ khóa dài, vừa SEO nhanh, mức độ cạnh tranh thấp, và hiện nay xu hướng tìm kiếm của người dùng là tìm kiếm các từ khóa dài hơn. Lượng tìm kiếm từ khóa ngắn không cao, mức độ cạnh tranh và độ khó lớn, khiến SEO không hiệu quả.

Đưa ra chiến lược chọn từ khóa

- Lựa chọn và thực hiện SEO tất cả các từ khóa đuôi ngắn, mức trung và đuôi dài và tổ chức theo Hub-Content
Thời gian đầu Tập trung vào từ khóa đuôi dài dễ SEO và lên TOP hơn
- Những từ khóa duôi dài sẽ Pass Value cho trang từ khóa mức trung (medium volume keyword) và từ mức trung sẽ đẩy cho Populare keyword

Tổ chức cấu trúc từ khóa theo Hub – Content
KHÓ Từ khóa phổ biến(POPULAR Keyword): Đặt ở mức danh mục/hoặc chủ đề lớn
TRUNG- cạnh tranh trung bình(Medium Keyword): Đặt mức chủ đề/hoặc bài viết
DỄ (Longtail Keyword): 

Đặt mức bài viết.
Mức 1: Đặt từ khóa phổ biến / độ khó cao – Tử Vi
Mức 2: Đặt từ khóa mức trung – Tử vi tuổi Tý, Tử vi tuổi Sửu ,…
Mức 3: Đặt từ khóa đuôi dài – Tử vi 12 con giáp ngày dd/mm/yyyy


Tổng kết, nghiên cứu từ khóa là một qua trình kỳ công đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nỗ lực thực hiện. Cũng như mục tiêu làm SEO của bạn là phát triển website lên TOP thì việc nghiên cứu từ khóa là việc mà bạn không thể bỏ qua, vì công đoạn này quyết định sự thành công định hướng cho Bussiness của bạn và giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn với trang web.

Chúc bạn thành công!

HỌC VIỆN MOA - HỌC ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC

Các bài viết hay về SEO Website và mở kiến thức Marketing Online tại đây:
>> Quy trình làm SEO cơ bản

MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ
Hotline : 0913.881.343
Website : https://moavietnam.com/


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Khóa học email marketing

Khóa học email marketing

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.